1. Màng sơn BỊ NHĂN
Nguyên nhân: thi công sơn quá dày, trong điều kiện thời tiết không hợp lý (quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí cao, dẫn đến lớp sơn khô nhanh hơn quy định). Không tuân thủ hướng dẫn sử dụng và pha chế của nhà sản xuất. Không thực hiện đúng và đủ các biện pháp xử lý bề mặt.
Khắc phục: Cạo bỏ lớp sơn, làm sạch bề mặt. Thực hiện đúng quy chuẩn và hướng dẫn trong thi công sơn công trình.
2. Màng sơn BỊ TRÓC
Nguyên nhân: sử dụng sơn chất lượng không tốt, lớp sơn quá dày hoặc quá mỏng, xử lý bề mặt chưa đúng, đủ theo quy trình. Tường bị thấm làm cho các màng sơn bị tróc. Thi công trong điều kiện sự tạo màng bị cản trở (trời mưa, không khí lạnh…).
Khắc phục: trám và làm sạch lớp sơn, sử dụng sơn chất lượng và thi công sơn đúng quy trình.
3. Màng sơn BỊ RÊU MỐC
Nguyên nhân: Chất lượng sơn kém, bỏ qua hoặc chưa thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình sơn như chống thấm, lót chống kiềm. Bên cạnh đó còn do tác động từ môi trường có điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển: ấm, ẩm (phòng tắm, bếp, ban công,...),
Khắc phục: Kiểm tra và xử lý rêu mốc thật kỹ, sử dụng sơn chất lượng và thực hiện chống thấm, chống kiềm đầy đủ.
4. Màng sơn BỊ GÃY NỨT
Nguyên nhân: Sử dụng loại sơn có chất lượng thấp, sơn quá mỏng hay quá dày, sử dụng bề mặt không đạt, đặc biệt đối với bề mặt gỗ mà không sử dụng sơn lót. Thi công sơn trong điều kiện thời tiết quá lạnh hay quá nóng làm màng sơn khô quá nhanh.
Khắc phục: Nếu không bị nứt xuống tới bề mặt vật chất thì cạo bỏ lớp sơn bị nứt bằng sàn sủi hay bàn chải sắt, chà nhám làm sạch bề mặt và sơn lại theo đúng hệ thống sơn. Nếu bị nứt do lớp mastic thì cạo tới lớp trét, trét mastic lại, chà nhám sau đó sơn lót lại và sơn phủ bằng loại sơn có chất lượng.
Thông tin về các sản phẩm sơn Fandecor và công ty trực thuộc, bạn đọc có thể tham khảo tại:
|